ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Trang chủ Tin tức Bản tin thị trường Thị trường Fintech Việt Nam có thể đạt gần 8 tỷ USD năm 2020

Thị trường Fintech Việt Nam có thể đạt gần 8 tỷ USD năm 2020

 Thị trường Fintech Việt Nam có thể đạt gần 8 tỷ USD năm 2020Thị trường Fintech Việt đã đạt 4,4 tỷ USD vào năm 2017 và sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Việt Nam cũng có thể nổi lên như một quốc gia dẫn đầu trong phát triển các giải pháp Fintech.

Sức ảnh hưởng của Fintech đang ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo PricewaterhouseCoopers, các Startup Fintech đã thu hút hơn 40 tỷ USD trong 4 năm qua. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã nhận được gần 15 tỷ USD đầu tư vào Fintech từ 1/2016 đến 2/2017. Cơ hội trong lĩnh vực Fintech là điều rõ ràng nhận thấy và Việt Nam không đứng ngoài sân chơi đó.

Thị trường Fintech Việt Nam có thể đạt gần 8 tỷ USD năm 2020

Không có giới hạn

Thị trường Fintech Việt đã đạt 4,4 tỷ USD vào năm 2017 và sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020, nghiên cứu của Solidiance cho biết. Tổ chức này cho rằng có nhiều yếu tố hỗ trợ như tỷ lệ thâm nhập cao của internet và điện thoại thông minh tại các trung tâm đô thị, ví điện tử ngày càng phổ biến, thu nhập và tiêu dùng tăng, thương mại điện tử phát triển.

Chỉnh phủ Việt Nam cũng đang có vai trò tích cực khi tạo một khung pháp lý ngày càng có tính hỗ trợ, thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo Fintech và các biện pháp khác. Nếu Chính phủ thành công trong kế hoạch 70% dân số sử dụng tài khoản ngân hàng trong 2 năm tới, điều này sẽ còn đẩy nhanh sự phát triển của thị trường Fintech hơn nữa.

Ông Michael Sieburg, chuyên gia tại Solidiance cho rằng có nhiều phụ thuộc vào động thái của Chính phủ Việt Nam trong vài năm tới. "Phải định hướng sự phát triển của Ban chỉ đạo Fintech NHNN, đây là bước đi quan trọng và thể hiện cách tiếp cận nghiêm túc của Chính phủ trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý hướng Fintech đi lên. Một vấn đề chủ chốt nữa là tốc độ các sản phẩm và dịch vụ mới được hướng dẫn pháp lý ra sao để họ có thể dự đoán được thị trường và giảm thiểu rủi ro", ông Michael Sieburg nói. Ông cũng lưu ý rằng thời gian phê duyệt quá dài đối với giấy phép có thể cản trở sự sáng tạo khiến Việt Nam khó trở thành người đi đầu trong Fintech.

Đẩy mạnh kỹ thuật số

Hiện nay, các giải pháp thanh toán kỹ thuật số chiếm đến 89% thị trường Fintech tại Việt nam. Dự đoán của Solidiance, các lĩnh vực tài chính cá nhân và doanh nghiệp sẽ lần lượt tăng 31,2% và 35,9% đến 2025. Sự tăng trưởng này một phần đến từ việc Chỉnh phủ chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Năm ngoái, Việt Nam đã công bố kế hoạch giảm các giao dịch tiền mặt tại các trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hóa và các nhà phân phối xuống dưới 10% năm 2020.

Trước khi đạt được điều này, Việt Nam cần cải thiện chỉ số tài chính toàn diện. Tính đến năm 2014, theo World Bank chỉ có 31% người trưởng thành tại Việt nam có tài khoản giao dịch chính thức. Có nhiều lý do như chi phí cao, thủ tục nhiều giấy tờ, khách hàng khó tiếp cận dịch vụ và nghi ngờ trong lĩnh vực tài chính.

Điện thoại di động đóng vai trò chất xúc tác

Ông Sieburg cho biết tỷ lệ thâm nhập cao của điện thoại thông minh tại Việt Nam sẽ là yếu tố hỗ trợ cải thiện chỉ số tài chính toàn diện. Đến 2017, 84% người dùng điện thoại di động tại Việt Nam là sử dụng Smartphone. Ứng dụng thanh toán điện tử sẽ thu hút người khó truy cập vào hệ thống ngân hàng truyền thống, mở đường cho xu hướng thanh toán không tiền mặt. "Các thanh toán điện tử sẽ thay đổi không chỉ đối với thị trường bán lẻ và thanh toán hóa đơn mà còn cho các dịch vụ công giữa chính phủ và người dân, hiện đang là một thách thức ở một số khu vực nông thôn", ông nói.

"Trong thập kỷ tới, Việt nam sẽ nổi lên như một nơi dẫn đầu trong phát triển các giải pháp sáng tạo Fintech. Năng lượng đang rất lớn tại đây, người dân sẵn sàng đón nhận công nghệ mới, sự năng động, trẻ trung, sáng tạo,…Tôi háo hức muốn biết tương lai phía trước của Việt Nam sẽ như thế nào", ông Sieburg nói.

Theo Trí thức trẻ/Forbes

Liên hệ

Liên hệ với PCB

Công ty CP thông tin tín dụng Việt Nam

Trụ sở chính: Tầng 16, Tòa nhà LPB, 210 Trần Quang Khải, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline:+84 (24) 3936 9558
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

VPĐD: Tầng 15, Toà nhà A&B, 76A Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline:+84 (24) 3936 9558

ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Khai thác sản phẩm thông tin tín dụng PCB

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên App Store

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên Google Play

CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

.