ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Trang chủ Tin tức Bản tin thị trường Bộ Tài chính tăng cường hệ thống giám sát tài chính và phát triển tài chính điện tử

Bộ Tài chính tăng cường hệ thống giám sát tài chính và phát triển tài chính điện tử

 Sáng nay (27/8), tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) tổ chức Hội thảo - Triển lãm Tài chính Việt Nam 2013 - VF 2013. Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh chủ trì Hội thảo. Tham dự còn có đại diện Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc hội, đại diện các Bộ, ngành liên quan và chuyên gia đến từ các tập đoàn công nghệ thông tin lớn trên thế giới.

Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh phát biểu chỉ đạo Hội thảo

Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh phát biểu chỉ đạo Hội thảo

Với chủ đề “Tăng cường giám sát nền tài chính quốc gia: Giải pháp chính sách và công nghệ”, Hội thảo kỳ vọng sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh với cái nhìn bao quát về tình hình giám sát tài chính hiện tại; phát triển hệ thống giám sát tài chính hợp nhất nhằm mục tiêu tăng cường ổn định nền tài chính, phát triển kinh tế.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh cho biết: Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, thực hiện giám sát có hiệu quả hoạt động của nền tài chính quốc gia là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Đối với nước ta, Chiến lược Tài chính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012, trong đó việc xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát tài chính cũng đã được xác định những nhiệm vụ quan trọng cần hướng đến trong giai đoạn tới. Để thực hiện được các mục tiêu này đòi hỏi cơ chế giám sát tài chính của Việt Nam cần tiếp tục được hoàn thiện và đổi mới, nhất là trong bối cảnh thực trạng giám sát tài chính ở Việt Nam cũng đang bộc lộ một số điểm hạn chế.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Theo Thứ trưởng, được xem như chiến lược quan trọng trong việc nâng cao hoạt động của hệ thống GSTC hợp nhất, việc đổi mới chính sách và ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính Việt Nam, chính vì vậy, Thứ trưởng đề nghị Hội thảo – triển lãm Vietnam Finance lần này cần tập trung thảo luận, làm rõ các xu thế công nghệ, kinh nghiệm các nước trong việc thực hiện đổi mới phương thức, cách thức giám sát tài chính để hướng tới mục tiêu tăng cường hiệu quả của công tác giám sát tài chính và các hàm ý chính sách cho Việt Nam. Đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng thực hiện giám sát tài chính vĩ mô ở Việt Nam thời gian qua, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến 5 yêu cầu để đảm bảo sự hiệu quả, hiệu lực trong giám sát tài chính vĩ mô. Đồng thời đưa ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác giám sát vĩ mô thời gian tới trên cả hai giác độ là giải pháp chính sách và giải pháp về CNTT. Trong đó, đối với các giải pháp ứng dụng CNTT cần hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống CSDL, đáp ứng các yêu cầu điều hành công tác quản lý tài chính quốc gia nói chung, giám sát tài chính nói riêng, hướng tới sự phát triển bền vừng cho hệ thống tài chính quốc gia.

Thứ trưởng khẳng định “Tôi tin tưởng rằng, với sự nỗ lực cao từ Ban Tổ chức, Hội thảo - Triển lãm Tài chính Việt Nam 2013 sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và vai trò là cầu nối giữa các chuyên gia với các nhà hoạch định chính sách tài chính, giữa công tác chuyên môn, nghiệp vụ tài chính với các doanh nghiệp, nhà cung cấp giải pháp CNTT, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ tài chính, đáp ứng các yêu cầu về hiện đại hóa của ngành Tài chính, cũng như phát triển tài chính điện tử”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, Hội thảo – triển lãm Vietnam Finance lần thứ 10 với chủ đề “Tăng cường Giám sát tài chính Quốc gia: Giải pháp chính sách và công nghệ” hứa hẹn sẽ đem lại cái nhìn đầy đủ về tình hình giám sát nền tài chính quốc gia hiện tại, cũng như những vấn đề đăt ra và định hướng phát triển hoạt động này đối với ngành tài chính để đáp ứng yêu cầu tăng cường ổn định nền tài chính quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Việc lựa chọn xây dựng và phát triển hệ thống giám sát tài chính nhằm tối ưu việc thúc đẩy tài chính, kinh tế quốc gia luôn là một nhiệm vụ lớn với bất kỳ Chính phủ nào. Trên thế giới, xu hướng những năm gần đây ngày càng hình thành nhiều mô hình giám sát tài chính hợp nhất. Mô hình này đang được thúc đẩy, mở rộng ra nhiều quốc gia. Chiếm khoảng 20% tổng các hệ thống GSTC toàn thế giới cách đây 15 năm, hiện nay hệ thống GSTC hợp nhất đã chiếm đến 31% tổng số. Việt Nam hiện cũng đang đứng trước nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc tiến tới xây dựng hệ thống GSTC hợp nhất hoặc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực của hệ thống GSTC chức năng hiện hành. Thời gian qua đã có nhiều cuộc thảo luận với phần lớn những ý kiến đưa ra ủng hộ việc tái cấu trúc hệ thống GSTC Việt Nam trở nên hợp nhất hơn nhằm hoàn thành tốt những nhiệm vụ của hệ thống GSTC đối với một thị trường tài chính nhỏ nhưng có mức độ tập trung cao cùng tốc độ phát triển nhanh chóng. Vấn đề này hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan Chính phủ và chuyên gia về tài chính, bởi tính quyết định của nó trong việc tối ưu hóa chức năng của GSTC đối với thị trường tài chính.

Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh thăm các gian triểm lãm CNTT tại hội thảo

Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh thăm các gian triểm lãm CNTT tại hội thảo

Ông Thăng kỳ vọng Hội thảo sẽ đưa ra những khả năng và ý tưởng nhằm phát triển hệ thống GSTC hợp nhất thông qua chia sẻ từ những diễn giả là đại diện Chính phủ từ các Bộ/ngành liên quan và chuyên gia đến từ các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Tuy nhiên, vì chủ đề giám sát tài chính rất rộng, do đó VF2013 sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực: giám sát tài chính công; giám sát tài chính doanh nghiệp và giám sát thị trường tài chính. Trong đó, với tài chính công, Hội thảo sẽ xoáy sâu vào vấn đề nợ công; bội chi ngân sách. Với tài chính doanh nghiệp là vấn đề tái cơ cấu DNNN và giám sát thị trường tài chính là tập trung vào thị trường chứng khoán và bảo hiểm.

Trong khuôn khổ 1 ngày làm việc, với 1 phiên toàn thể và 2 phiên thảo luận chuyên đề, VF2013 sẽ tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính gồm: Nâng cao năng lực giám sát kinh tế - tài chính vĩ mô và đẩy mạng ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính công; Tăng cường giám sát nền tài chính quốc gia: Giải pháp chính sách; Tăng cường giám sát nền tài chính quốc gia: Giải pháp công nghệ

(Theo Cổng thông tin Bộ Tài Chính)

Liên hệ

Liên hệ với PCB

Công ty CP thông tin tín dụng Việt Nam

Trụ sở chính: Tầng 16, Tòa nhà LPB, 210 Trần Quang Khải, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline:+84 (24) 3936 9558
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

VPĐD: Tầng 15, Toà nhà A&B, 76A Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline:+84 (24) 3936 9558

ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Khai thác sản phẩm thông tin tín dụng PCB

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên App Store

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên Google Play

CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

.